Giải Pháp Chống Ăn Mòn Công Nghiệp

Hàng ngày, các công trình chịu tác động của môi trường khiến kim loại dễ bị ăn mòn trong đất, trong không khí hay môi trường vùng ngập nước, đặc biệt những vùng đất miền biển như Vũng Tàu. Nó là một trong những tác nhân chủ đạo làm tuổi thọ công trình suy giảm và rỉ sét.

Nếu không dự tính được các nguy cơ trên và đưa ra phương pháp khắc phục thì tuổi thọ của công trình sẽ suy giảm mau lẹ. Và sơn chống ăn mòn công nghiệp là một trong những cách giải quyết được ưu tiên trong quá trình xây dựng. Bởi chúng giúp bảo vệ lớp bề mặt vật liệu rất tốt, chống lại các tác động ăn mòn của môi trường xung quanh dễ thực hiện thi công lớp phủ.

ÁP DỤNG: SƠN LÓT 

  1. Tẩy dầu mỡ (nếu có) bằng dung môi thích hợp.
  2. Làm sạch bề mặt toàn bộ tôn thép bằng phương pháp phun hạt mài đạt tiêu chuẩn Sa2.5 ISO 8501-1.
  3. Tiến hành sơn trước khi bề mặt bị oxy hoá. Nếu bề mặt bị oxy hoá thì phải được phun hạt mài lại theo tiêu chuẩn như đã chỉ định ở trên.
  4. Bề mặt trước khi sơn phải khô, sạch, không bụi bẩn nhiễm muối hoặc các chất bám dính khác.
  5. Không để cát bụi, dầu mỡ hoặc nước bắn vào bề mặt sơn còn ướt.
  6. Sử dụng dung môi với tỷ lệ thích hợp điều chỉnh theo thiết bị phun sơn và điều kiện thực tế thi công (theo chỉ định thông số kỹ thuật).
  7. Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 90%. Nhiệt độ bề mặt tôn thép cao hơn điểm sương tối thiểu 30C.

ÁP DỤNG: SƠN CÁC LỚP PHỦ

  1. Tẩy dầu mỡ bằng dung môi thích hợp (nếu có).
  2. Mài nhẵn các ba via, cạnh và gờ sắc trên bề mặt tôn và các đường hàn.
  3. Rửa sạch bằng nước ngọt các khu vực bị nhiễm bẩn và tạp chất (nếu có).
  4. Làm sạch bề mặt toàn bộ đường hàn, các khu vực sơn lót phân xưởng bị hư hỏng và bị rỉ bằng phương pháp phun cát đạt tiêu chuẩn ISO 8501-1. Các khu vực khó thi công bằng phun cát phải được sự đồng ý của giám sát Chugoku thì phương pháp làm sạch bằng cơ khí (máy mài, quay cáp) đạt tiêu chuẩn St3 mới có thể áp dụng.
  5. Bề mặt trước khi sơn phải khô, sạch, không bụi bẩn hoặc các chất bám dính khác.
  6. Không để cát bụi, dầu mỡ hoặc nước bắn vào bề mặt sơn còn ướt.
  7. Chỉ được dùng dung môi trong trường hợp đặc biệt với tỷ lệ (theo chỉ định thông số kỹ thuật của từng loại sơn).
  8. Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 85%. Nhiệt độ bề mặt cao hơn điểm sương tối thiểu 30C.

Cần lưu ý khi chuẩn bị bề mặt nền để thi công sơn phủ chống ăn mòn cần phải tiến hành theo đúng các trình tự sau:
a)     Đối với bề mặt thép mới

Các bước chuẩn bị được tiến hành theo thứ tự như sau: 
– Dùng giẻ tẩm dung môi ( xăng pha sơn, dầu TC1…) để tẩy sạch các vết dầu mỡ bám trên bề mặt thép.
– Dùng vòi phun nước để rửa sạch các cặn bẩn (đất, cát, bùn…) sau đó làm khô bằng giẻ lau hoặc thổi khí nén.
– Cuối cùng : Dùng súng phun cát, máy mài hoặc giấy nhám để tẩy các gỉ sét, vẩy hàn… sau đó được làm sạch lại bằng giẻ lau hoặc khí nén
– Một điểm cần hết sức lưu ý là: Bề mặt thép sau khi làm sạch theo các bước trên đây sẽ bị gỉ sét trở lại rất nhanh chóng . Vì vậy, phải sơn ngay càng sớm càng tốt một lớp sơn chống gỉ để bảo vệ bề mặt vừa mới được làm sạch khỏi bị gỉ sét trở lại.
b) Đối với bề mặt có lớp sơn cũ và bề mặt bị gỉ sét nhiều

Các bước chuẩn bị được tiến hành theo thứ tự như sau:
– Dùng giẻ tẩm dung môi ( xăng pha sơn, dầu TC1…) để tẩy sạch các vết dầu mỡ bám trên bề mặt .
– Dùng vòi phun nước để rửa sạch các cặn bẩn ( đất, cát, bùn…) sau đó làm khô bằng giẻ lau hoặc thổi khí nén.
– Dùng nạo, hoặc phun nước áp lực cao để loại bỏ bớt lớp gỉ.
Cuối cùng : 
Dùng súng phun cát, máy mài hoặc giấy nhám …để tẩy hết lớp sơn cũ hoặc các vết gỉ, vẩy hàn… sau đó được làm sạch lại bằng giẻ lau hoặc khí nén và phải được sơn ngay một lớp sơn chống gỉ.
c)     Chuẩn bị bề mặt thứ cấp

Vì một lý do nào đó như phải cắt, hàn vá bổ sung, sửa chữa cục bộ mà sau khi đã sơn xong 1 lớp sơn chống gỉ, người sử dụng chưa có điều kiện sơn ngay lớp sơn tiếp theo.

Vì vậy sau khi các công việc cắt, hàn vá, sửa chữa cục bộ được hoàn tất, các bước chuẩn bị cho lớp sơn tiếp theo được tiến hành như sau:
– Dùng máy mài, bàn chải sắt, nạo… để tẩy sạch các vẩy hàn, lớp sơn bị cháy do hàn cắt, lớp sơn bị hư hỏng do gia công cơ khí… sau đó dùng chổi sơn để dặm vá ngay khu vực đó bằng 1 lớp sơn chống gỉ, để cho sơn khô hoàn toàn.
– Dùng giẻ tẩm dung môi lau sạch các vết dầu, mỡ, sau đó dùng vòi phun nước để tẩy sạch các cặn bẩn. Dùng giẻ lau khô hoặc khí nén để làm khô bề mặt trước khi sơn lớp sơn kế.

Công ty TNHH Sơn và Chống ăn mòn PACS Việt Nam ngoài cung cấp sản phẩm Sơn công nghiệp, chúng tôi còn đưa ra giải pháp và tiến hành thi công theo yêu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ cho chúng tôi để đảm bảo quy trình thi công sơn chuẩn cho công trình công  nghiệp bền, đẹp, chất lượng.

BÀI VIẾT KHÁC