kim loại bị ăn mòn

HIỆN TƯỢNG ĂN MÒN KIM LOẠI

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, ăn mòn là hiện tượng luôn đem đến những nguy cơ khó lường cho các sản phẩm kim loại nói riêng và các công trình công nghiệp nói chung. Sự ngấm ngầm của ăn mòn kim loại đã dẫn đến nhiều mối lo cho các chủ đầu tư, trở thành vấn đề nan giải cho các đội thi công. Đặc biệt đối với những công trình công nghiệp làm việc trong môi trường hoá chất, môi trường nước biển mặn thì hiện tượng này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Chính bởi lí do đó, PACS Việt Nam với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực chống ăn mòn sẽ đem đến cho bạn bài viết “Vì sao có hiện tượng ăn mòn kim loại?”.

Công trình biển bị ăn mòn

Sau thời gian dài tiếp xúc với nước biển, công trình sẽ bị ăn mòn, hen rỉ

1. Ăn mòn kim loại là gì

Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp nhưng về mặt cơ bản, có thể hiểu rằng đây là hiện tượng oxy hoá – khử. Vật chủ bị ăn mòn sẽ từ từ cho đến khi bị phá huỷ toàn bộ cấu trúc. Quá trình này diễn ra bởi các phản ứng hoá học với oxi, sulphat,… lên trên vật, tạo ra những phá vỡ liên kết li ti mà mắt thường không thể quan sát được hoặc diễn ra trong môi trường có chất điện li cùng với dòng điện. Từ đây, những lỗ thủng, vết nứt sẽ dần dần xuất hiện trên bề mặt và phá huỷ cả kết cấu của vật theo thời gian.

Ăn mòn kim loại sẽ làm cho các chi tiết máy, các công trình, đường ống luôn thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất bị sần sùi, biến dị, gây nên hiện tưởng hỏng hóc, trục trặc trong việc vận hành hay thậm chí là sụp đổ đối với các nhà xưởng lâu năm.

2. Nguyên nhân dẫn đến ăn mòn kim loại

Cơ chế của quá trình ăn mòn được chia thành hai dạng chính: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.

  • Ăn mòn hoá học

Ăn mòn hoá học là quá trình vật chủ bị tác động bởi những yếu tố ở môi trường xung quanh. Bao gồm oxi, sulfat, hơi nước, độ ẩm,… gây nên hiện tượng oxy hoá, khiến các electron của kim loại bị chuyển hoá ngược lại cho các chất tác động khiến vật chủ bị bào mòn, giòn và xốp, đồng thời gây mất tính mỹ quan. Đặc biệt đối với các công trình hay các tàu biển, quá trình này càng được đẩy nhanh tốc độ hơn.

bồn bị rỉ sét

Kim loại sẽ bị ăn mòn nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt

  • Ăn mòn điện hoá học

Trên thực tế, ăn mòn điện hoá học là hiện tượng ăn mòn diễn ra khi vật chủ kim loại để lâu ngày ngoài không khí ẩm hoặc môi trường hoá chất như axit, muối, nước ô nhiễm,…

Về khoa học, ăn mòn điện hoá học là sự phá huỷ các kim loại do hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện ly và tạo ra dòng điện. Theo đó, electron của vật kim loại chủ sẽ chuyển hoá từ vùng có điện cực âm đến vùng  có điện cực dương, gây nên hiện tượng bị ăn mòn, rỉ sét.

3. Các biện pháp chống ăn mòn kim loại

3.1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

  • Thường xuyên lau chùi bề mặt vật tư, tránh ẩm ướt và giữ kim loại ở môi trường thoáng mát.

  • Sử dụng các loại phụ gia làm chất kìm hãm sự ăn mòn có chứa các thành phần vô cơ như Natri Cronat, Phosphate, Molybdate hoặc các chất ức chế như Anode, Cathode hoặc hỗn hợp.

3.2. Phương pháp bảo vệ bằng phi kim

Phủ lớp phi kim loại cho vật tư để hạn chế ăn mòn là giải pháp mang tính hiệu quả cao, tuy nhiên vì chi phí thực hiện vô cùng tốn kém và ít thực tế đối với các công trình lớn. Hiện nay, giải pháp này còn nhiều hạn chế.

3.3. Phương pháp điện hoá

Để hiểu rõ được phương pháp này, chúng ta hãy cùng nhau lấy một ví dụ:

Các tàu biển trên biển có vỏ bọc bằng thép thường luôn đối mặt với hiện tượng ăn mòn kim loại bởi nước biển chứa rất nhiều clorua. Để hạn chế điều nay, người ta thường sử dụng những tấm kim loại có tính khử mạnh hơn (như nhôm, kẽm) lắp vào phần vỏ tàu thường tiếp xúc với nước biển.

Trong quá trình tàu di chuyển, sự kết hợp giữa thân tàu với nước biển trong một tốc độ cao sẽ tạo ra dòng điện, lúc này, vỏ tàu không còn chịu sự ăn mòn nữa mà chính tấm kim loại kia sẽ trở thành vật thay thế. Theo đó, sau một khoảng thời gian, khi tấm kim loại có tính khử mạnh đã hoàn thành nhiệm vụ, người ta sẽ thay vào đó những tấm khác.

3.4. Phương pháp phủ sơn chống ăn mòn

Hiện nay, chất chống ăn mòn là những sản phẩm không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hoá chất, xây dựng,… Tại Việt Nam, một số nhãn hiệu sơn chống ăn mòn được ưu chuộng như sau:

  • JYMEC

JYMEC là dòng sơn chống ăn mòn, bảo bệ mỹ quan, chống bám bụi trên các bề mặt bê tông cốt thép và kim loại phẳng kín,… đến từ công ty CP sơn JYMEC Việt Nam. Quy trình sản xuất sơn tiên tiến của JYMEC được nhập khẩu tại Mỹ và thực hiện sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh những công dụng thiết thực trong việc chống ăn mòn, sơn JYMEC còn cung cấp nhiều sự lựa chọn về màu sắc phù hợp với cả khách hàng hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đặc biệt.

Sơn epoxy lót sàn, chịu mài mòn - JYMEC

Xem thêm về sơn chống ăn mòn JYMEC tại đây!

  • JONA CHLORUB

JONA CHLORUB là sơn phủ đa dụng gốc nhựa cao su clo hoá 1 thành phần có tác dụng sơn phủ mặt ngoài các bề mặt kim loại, bê tông, gỗ cho tàu biển, container,… Với chất lượng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS K 5639:2002, sơn chống ăn mòn JONA CHLORUB có khả năng bám dính cao, khô nhanh, chịu được sự mài mòn, va đập cũng như những môi trường đặc thù như: biển mặn, lòng đất, hoá chất, nhiệt độ cao, ẩm ướt,…

Tuy nhiên, các dòng sơn của JONA CHLORUB không tập trung nhiều vào khả năng chống ăn mòn như PREMERA T2 MCM (TOPCOAT) và JYMEC, ngược lại, JONA đem đến nhiều sự lựa chọn đa năng cho khách hàng.

Sơn JONA EPO cho thùng chứa kim loại

JONA EPO là dòng sơn đa năng có công dụng chống ăn mòn tốt

Tham khảo trang chủ JONA CHLORUB Việt Nam tại đây!

  • Premera T2 MCM (TOPCOAT)

Premera T2 MCM (TOPCOAT) là dòng sơn chống ăn mòn hàng đầu từ công ty NUKOTE thuộc tập đoàn Polymer (Texas, Mỹ). Với thành phần chính từ thạch anh, có thể linh hoạt áp dụng trên nhiều bề mặt, Pemera là sản phẩm sơn ưu việt bởi khả năng liên kết cộng hoá trị, những hạt sơn với kích cỡ từ 26 đến 30 nanomet có thể thẩm thấu hoàn toàn bề mặt vật liệu. Giúp vật tư được bảo vệ mạnh mẽ khỏi các tác nhân gây ăn mòn trong môi trường tự nhiên kể cả môi trường hoá chất.

Ngoài khả năng chống ăn mòn tốt, Premera T2 MCM (TOPCOAT) còn giúp vật tư giảm nhiệt độ, khôi phục màu sắc sơn và có độ bên lên đến trên 10 năm. Bên cạnh đó, do sở hữu chỉ số VOC rất thấp, sơn Premera T2 còn vô cùng thân thiện với sức khoẻ người thi công và không làm hại đến môi trường.

premera t2

Thi công sơn Premera T2 MCM trên đường ống

Xem thêm về sơn chống ăn mòn Premera T2 MCM (TOPCOAT) tại đây!

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã phục vụ được cho mục đích nghiên cứu và tìm hiểu các sản phẩm chống ăn mòn kim loại của quý khách hàng.

Với kinh nghiệm phục vụ dịch vụ sơn chống ăn mòn cho các công trình công nghiệp quy mô khắp cả nước như của công ty Khí Việt Nam PV Gas, Vingroup,  Petronas, Alpha ECC,… PACS Việt Nam tự tin cung cấp các giải pháp chống ăn mòn hàng đầu Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.

Công Ty TNHH Sơn và Chống Ăn Mòn PACS Việt Nam

🏙 Trụ sở chính: 21K2 Trương Văn Bang, Phường 7, TP Vũng Tàu

📞 Hotline: 096.456.1786

☎️ Tel: 0254.3815.528

📩 Email: info@pacsvietnam.com

🌐 Website: www.pacsvietnam.com

BÀI VIẾT KHÁC